Bài 1: Có 3 bao đường, bao thứ nhất nặng 42,6kg, bao thứ hai nặng hơn bao thứ nhất 14,5kg, bao thứ ba bằng 3/5 bao thứ hai. Hỏi ba bao nặng bao nhiêu kilogam?
Lời giải:
Bao thứ hai nặng số kg là: 42,6 + 14,5 = 57,1 (kg)
Bao thứ ba nặng số kg là: 57,1 × 3/5 = 34,26 (kg)
Ba bao đường nặng số kg là: 42,6 + 57,1 + 34,26 = 133,96 (kg)
Đáp số: 133,96 kg
Bài 2: Một cửa hàng bán khúc vải dài 25,6m cho ba người. Người thứ nhất mua 3,5m vải, người thứ hai mua nhiều hơn người thứ nhất 1,8m vải. Hỏi người thứ ba mua bao nhiêu mét vải?
Đáp số: 16,8 mét vải.
Bài 3: Có ba tổ công nhân tham gia đắp đường. Số mét đường của tổ một và tổ hai đắp được là 23,4m, số mét đường của tổ hai và tổ ba đắp được là 20,5m, cả ba tổ đắp được 36,2m. Hỏi mỗi tổ đắp được bao nhiêu mét đường?
Lời giải:
Số mét đường tổ một đắp được là: 36,2 – 20,5 = 15,7 (m)
Số mét đường tổ hai đắp được là: 23,4 – 15,7 = 7,7 (m)
Số mét đường tổ ba đắp được là: 20,5 – 7,7 = 12,8 (m)
Đáp số: 15,7m – 7,7m – 12,8m
Bài 4: Một cửa hàng có 32,8 tạ gạo, ngày thứ nhất cửa hàng bán được ¾ số gạo, ngày thứ hai cửa hàng bán được ¾ số gạo còn lại. Hỏi cửa hàng còn lại bao nhiêu kg gạo chưa bán?
Lời giải:
Số gạo cửa hàng bán ngày thứ nhất là: 32,8 x ¾ = 24,6 (tạ)
Số gạo còn lại sau ngày thứ nhất là: 32,8 – 24,6 = 8,2 (tạ)
Số gạo cửa hàng bán ngày thứ hai là: 8,2 x ¾ = 6,15 (tạ)
Số gạo cửa hàng chưa bán là: 8,2 – 6,15 = 2,05 (tạ) = 205 (kg)
Đáp số: 205 kg.
Bài 5: Ở một xí nghiệp may, trung bình cứ may 12 bộ quần áo thì phải dùng 45m vải. Hỏi xí nghiệp muốn may 38 bộ quần áo thì phải dùng đến bao nhiêu mét vải?
Lời giải:
Số mét vải để may 1 bộ quần áo là: 45 : 12 = 3,75 (m)
Số mét vải để may 38 bộ quần áo là: 38 x 3,75 = 142,5 (m)
Đáp số: 142,5m.
Bài 6: Một cửa hàng có ba thùng dầu, thùng thứ nhất đựng 9,7 lít dầu, thùng thứ hai đựng nhiều hơn thùng thứ nhất 3,5 lít. Cửa hàng đã bán 16,3 lít dầu và còn lại 22,2 lít dầu. Hỏi thùng thứ ba đựng bao nhiêu lít dầu?
Đáp số: 15,6 lít dầu.
Bài 7: Có ba sợi dây, sợi dây thứ nhất dài 12,6m, sợi dây thứ hai dài bằng 3/5 sợi dây thứ nhất, sợi dây thứ ba dài gấp 1,5 lần sợi dây thứ hai. Hỏi trung bình mỗi sợi dây dài bao nhiêu mét?
Lời giải:
Sợi dây thứ hai dài là: 12,6 x 3/5 = 7,56 (m)
Sợi dây thứ ba dài là: 7,56 x 1,5 = 11,34 (m)
Ba sợi dây dài số m là: 12,6 + 7,56 + 11,34 = 31,5 (m)
Trung bình mỗi sợi dây dài số mét là: 31,5 : 3 = 10,5 (m)
Đáp số: 10,5 m.
Bài 8: Một người trung bình mỗi phút hít thở 15 lần, mỗi lần hít thở 0,55 lít không khí, biết 1 lít không khí nặng 1,3g. Hãy tính khối lượng không khí 6 người hít thở trong 1 giờ?
Lời giải:
Đổi 1 giờ = 60 phút
Số lần hít thở của một người trong 1 giờ là: 15 x 60 = 900 (lần).
Số lần hít thở của sáu người trong 1 giờ là: 6 x 900 = 5400 (lần).
Số lít không khí sáu người hít thở trong 1 giờ là: 5400 x 0,55 = 2970 (lít)
Khối lượng không khí sáu người hít thở trong 1 giờ là: 2970 x 1,3 = 3861 (gam)
Đáp số: 3861 (gam)
Bài 9: Hai khúc vải dài tổng cộng 74,9m, biết rằng nếu khúc vải thứ nhất bớt đi 4,5m thì sẽ dài bằng 1/3 tấm vải thứ hai. Hỏi mỗi khúc vải dài bao nhiêu mét?
Lời giải:
Khi bớt đi khúc vải thứ nhất 4,5m thì độ dài hai tấm vải là: 74,9 – 4,5 = 70,4 (m).
Tấm vải thứ hai dài là: 70,4 : (1 + 3) x 3 = 52,8 (m).
Tấm vải thứ nhất dài là: 74,9 – 52,8 = 22,1 (m).
Đáp số: Tấm thứ nhất: 22,1 m – tấm thứ hai: 52,8 m.
Bài 10: Một kho lương thực nhập vào kho ba đợt gạo được 12,52 tấn. Đợt thứ nhất nhập số gạo bằng ¾ đợt thứ hai, đợt thứ ba nhập số gạo nhiều hơn tổng số gạo hai đợt đầu là 1,32 tấn. Hỏi mỗi đợt nhập bao nhiêu tấn gạo?
Lời giải:
Số gạo nhập vào đợt ba là: (12,52 + 1,32) : 2 = 6,92 (tấn)
Số gạo nhập vào hai đợt đầu là: 12,52 – 6,92 = 5,6 (tấn)
Số gạo nhập vào đợt một là: 5,6 : (3 + 4) x 3 = 2,4 (tấn)
Số gạo nhập vào đợt hai là: 5,6 – 2,4 = 3,2 (tấn)
Đáp số: Đợt 1: 2,4 tấn – Đợt 2: 3,2 tấn – Đợt 3: 6,92 tấn.
Bài 11: Bao gạo thứ nhất nặng gấp 3 lần bao gạo thứ hai, biết rằng nếu thêm vào bao gạo thứ nhất 6,4 kg thì bao gạo thứ nhất nặng hơn bao gạo thứ hai 18,8 kg. Hỏi mỗi bao gạo nặng bao nhiêu kg?
Lời giải:
Bao gạo thứ nhất nặng hơn bao gạo thứ hai số kg là: 18,8 – 6,4 = 12,4 (kg)
Bao gạo thứ nhất nặng số kg là: 12,4 : (3 - 1) x 3 = 18,6 (kg)
Bao gạo thứ hai nặng số kg là: 18,6 : 3 = 6,2 (kg)
Đáp số: Bao thứ nhất: 18,6 kg – Bao thứ hai: 6,2 kg.
Bài 12: Hai xe chở hàng hóa, chở tổng cộng 948,6 kg. Nếu chuyển ½ số hàng hóa ở xe thứ nhất sang xe thứ hai thì xe thứ hai chở gấp 3 lần xe thứ nhất. Hỏi mỗi xe chở bao nhiêu kg hàng hóa?
Lời giải:
Khi chuyển ½ số hàng hóa ở xe thứ nhất sang xe thứ hai thì, xe thứ nhất chở số kg hàng hóa là: 948,6 : (1 + 3) x 1 = 237,15 (kg)
Thực sự: Số kg hàng hóa xe thứ nhất chở là: 237,15 : ½ = 474,3 (kg)
Số kg hàng hóa xe thứ hai chở là: 948,6 – 474,3 = 474,3 (kg)
Đáp số: 474,3 kg và 474,3 kg.
Bài 13: Một công trường xây dựng cần chuyển về 35,7 tấn sắt. Lần đầu chở được 2/7 số sắt đó về bằng xe tải, mỗi xe tải chở được 1,7 tấn sắt, lần thứ hai chở hết số sắt còn lại với số xe tải bằng ½ số xe lúc đầu. Hỏi mỗi xe lúc sau chở được bao nhiêu tấn sắt?
Lời giải:
Số tấn sắt lần đầu chở được là: 35,7 x 2/7 = 10,2 (tấn)
Số tấn sắt chở lần 2 hai: 35,7 – 10,2 = 25,5 (tấn)
Số xe tải sử dụng lần đầu là: 10,2 : 1,7 = 6 (xe)
Số xe tải sử dụng lần hai là: 6 x ½ = 3 (xe)
Mỗi xe lúc sau chở được số tấn sắt là: 25,5 : 3 = 8,5 (tấn)
Đáp số: 8,5 tấn.
Bài 14: Một cửa hàng có một số đường. Ngày thứ nhất cửa hàng bán 9,5 tạ đường, số còn lại cửa hàng chia đều thành 18 bao. Ngày thứ hai cửa hàng bán ra 12 bao, và cửa hàng hàng còn lại 3,12 tạ đường. Hỏi trước khi bán cửa hàng có bao nhiêu tạ đường?
Lời giải:
Số bao đường còn lại sau khi bán là: 18 – 12 = 6 (bao đường)
Mỗi bao đường nặng là: 3,12 : 6 = 0,52 (tạ) 18 bao đường nặng là: 0,52 x18 = 9,36 (tạ)
Số đường cửa hàng có trước khi bán là: 9,5 + 9,36 = 18,86 (tạ)
Đáp số: 18,86 tạ
Bài 15: Khi thực hiện phép cộng hai số thập phân, bạn An đã viết nhầm dấu phẩy của một số hạng sang bên phải một chữ số, do đó dẫn đến kết quả sai là 692,22. Em tìm xem bạn An đã cộng hai số nào? Biết tổng đúng là 100,56?
Lời giải:
Khi viết nhầm dấu phẩy của một số thập phân sang bên phải một chữ số thì số đó tăng lên 10 lần hay ta được một số mới hơn số ban đầu một số bằng 9 lần số ban đầu.
Vậy tổng sai sẽ hơn tổng đúng một số bằng 9 lần số hạng bị viết nhầm.
9 lần số hạng bị viết nhầm là: 692,22 – 100,56 = 591,66
Số hạng bị viết nhầm là: 591,66 : 9 = 65,74
Số hạng còn lại là: 100,56 – 65,74 = 34,82.
Đáp số: 65,74 và 34,82
Bài 16: Khi thực hiện phép trừ một số tự nhiên cho một số thập phân mà phần thập phân có một chữ số, bạn Bình đã chép thiếu dấu phẩy nên đã tiến hành trừ hai số tự nhiên và tìm được kết quả là 164. Em hãy viết phép trừ ban đầu, biết hiệu đúng của phép trừ là 328,7.
Lời giải:
Bình viết nhầm dấu phẩy nên số trừ tăng lên 10 lần.
9 lần số trừ là: 328,7 – 164 = 164,7
Số trừ là: 164,7 : 9 = 18,3
Số bị trừ là: 18,3 + 328,7 = 347
Đáp số: 347 – 183
Bài 17: Trong một phép trừ, biết tổng của số bị trừ, số trừ và hiệu là 65,4. Số trừ lớn hơn hiệu là 4,3. Tìm số bị trừ, số trừ của phép trừ đó?
Lời giải:
Do số bị trừ bằng tổng số trừ và hiệu nên số bị trừ là: 65,4 : 2 = 32,7.
Số trừ là: (32,7 + 4,3) : 2 = 18,5
Đáp số: 32,7 và 18,5
Bài 18: Cho một số thập phân, dời dấu phẩy của số đó sang bên trái hai chữ số ta được số thứ hai. Lấy số ban đầu trừ đi số thứ hai ta được hiệu bằng 261,657. Hãy tìm số thập phân ban đầu.
Lời giải:
Dời dấu phẩy của một số thập phân sang bên trái hai chữ số sẽ được số mới kém số thứ nhất 100 lần hay số ban đầu hơn số mới một số bằng 99 lần số mới.
99 lần số mới là: 261,657 : 99 =2,643
Số thập phân ban đầu là: 2,643 x 100 = 264,3
Đáp số: 264,3
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Toán 8 _ Bài 3 _ Giải bài tập: Nhân đa thức với đa thức và các bài toán nâng cao
Đã xem: 2056